Lỗi việt vị là một trong những luật phức tạp và gây tranh cãi nhất trong giới bóng đá. Mặc dù đã có những quy định rõ ràng trong luật bóng đá, thế nhưng việc xác định một tình huống có phải là việt vị hay không vấn luôn là thử thách với cả cầu thủ, trọng tài lẫn người hâm mộ. Thấu hiểu điều đó, bạn viết này sẽ làm rõ hơn về việt vị và tầm quan trọng của nó trong bóng đá.
Khái niệm “lỗi việt vị” được hiểu như thế nào?
Luật việt vị (Offside) là luật thứ XI trong Luật bóng đá (Laws of the Game) được ban hành bởi FIFA. Theo quy định này, một cầu thủ sẽ rơi vào tình huống việt vị khi:
- Cầu thủ đó ở gần khung thành đối phương hơn so với bóng và hậu vệ cuối cùng của đội đối phương: Điều này có nghĩa là cầu thủ tấn công đã ở vị trí thuận lợi hơn để ghi bàn so với các cầu thủ phòng ngự của đối phương.
- Cầu thủ đó tham gia vào tình huống tấn công: Cầu thủ phải có hành động ảnh hưởng đến tình huống tấn công, ví dụ như chạm bóng, cản trở đối phương hoặc đang ở trong tư thế sẵn sàng nhận bóng.
Luật định về luật việt vị được ban hành với mục đích chính là đảm bảo tính công bằng và hấp dẫn cho trận đấu. Nếu không có luật lệ về lỗi việt vị, các đội bóng có thể dễ dàng dàn xếp đội hình để tạo ra những tình huống ghi bàn đơn giản bằng cách cho cầu thủ đứng chờ bóng ở gần khung thành đối phương. Điều này không chỉ làm mất đi tính cạnh tranh mãnh liệt trong bóng đá mà còn khiến trận đấu trở nên nhàm chán hơn.
Việc xác định tình huống có phải là lỗi việt vị hay không đòi hỏi các trọng tài phải có kiến thức sâu rộng về luật bóng đá và khả năng quan sát nhanh nhạy, nếu không rất dễ gây ra những tranh cãi không đáng có. Tuy nhiên, với sự giúp sức của hệ thống công nghệ hiện đại, công nghệ VAR (Video Assistant Referee) đã được ra đời, cho phép họ bắt lỗi việt vị trở nên chính xác hơn bao giờ hết.
Nguồn gốc ra đời của 3 từ “lỗi việt vị” trong bóng đá
Để chính thức được công nhận và sử dụng rộng rãi ở hầu hết các quốc gia trên thế giới như hiện nay, luật việt vị đá không ngừng được bổ sung, thay đổi, hướng đến mục tiêu chung là đảm bảo sự công bằng cho trò chơi. Những thay đổi này giúp cho luật về lỗi việt vị trở nên linh hoạt hơn và phù hợp với lối chơi tốc độ và kỹ thuật của nền bóng đá hiện đại. Dưới đây là các cột mốc chính trong quá trình hình thành và phát triển của luật việt vị:
Cuối thế kỷ 18
Luật việt vị bắt nguồn từ cuối thế kỷ 18, khi bóng đá bắt đầu được tổ chức và phát triển ở các trường học tại Anh. Trong thời kỳ này, để đảm bảo tính công bằng, các trường học đã đưa ra những quy định về vị trí của cầu thủ trên sân, từ đó hình thành nên luật việt vị sơ khai. “Việt” ở đây có nghĩa là vượt qua, còn “vị” được hiểu là vị trí của cầu thủ. Khi kết hợp lại, từ “việt vị” ám chỉ việc một cầu thủ đã vượt qua khỏi vị trí mà luật bóng đá đã quy định.
Giai đoạn giữa thế kỷ 19 – 20
Trong thời điểm này, các quy định về lỗi việt vị có sự chuyển biến mạnh mẽ, điển hình như:
- Năm 1848: Đây là thời điểm quy tắc Cambridge ra đời, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình hình thành luật việt vị. Theo quy tắc này, để một tình huống không bị việt vị, phải có ít nhất 4 cầu thủ đối phương đứng sau cầu thủ đang nhận bóng.
- Năm 1866: Luật việt vị được điều chỉnh và số lượng cầu thủ đối phương cần đứng sau giảm xuống còn 3 người.
- Năm 1925 đánh dấu bước ngoặt lớn trong lịch sử luật việt vị khi số lượng cầu thủ cần đứng phía sau giảm xuống còn ít hơn 2 người. Và quy định này vẫn còn được áp dụng cho đến ngày nay.
Những năm gần đây
FiFA tiếp tục điều chỉnh luật việt vị để chúng trở nên hòa hợp hơn. Theo đó, vào năm 2005, cầu thủ đang việt vị được phép chạm bóng từ một đường chuyền về hoặc cản phá chủ ý của đối phương mà không bị phạt. Đến năm 2013 thì cầu thủ vẫn được pháp chạm bóng khi đối phương chuyền về nhưng không được phép can thiệp vào chuyển hướng của bóng từ đối phương.
Các trường hợp liên quan đến lỗi việt vị bóng đá
Như đã giới thiệu ở trên thì luật việt vị được đánh giá là một trong những quy tắc khó xác định và dễ gây ra tranh chấp nhất trong làng túc cầu. Do đó, nếu bạn là người đam mê bóng đá và muốn có những cái nhìn tổng quan, chính xác nhất đối với một trận đấu thì chắc chắn phải bỏ túi các thông tin quan trọng về lỗi việt vị dưới đây!
Tình huống phạm lỗi việt vị bóng đá
Khi xác định một cầu thủ có đứng ở vị trí việt vị hay không, trọng tài sẽ căn cứ vào 4 điều kiện chính như sau:
- Đầu tiên, cầu thủ đó phải đứng trong phần sân của đội đối phương khi đồng đội phát bóng.
- Thứ hai, cầu thủ này phải có ít hơn hai cầu thủ của đội đối phương đứng giữa anh ta và đường biên cuối cùng của sân.
- Thứ ba, cầu thủ đó phải tham gia vào hành động bóng, tức là phải có ảnh hưởng đến tình huống đang diễn ra.
- Cuối cùng đó là nếu bất kỳ phần nào của cơ thể, bao gồm cả đầu, thân hoặc bàn chân gần hơn so với đường biên cuối cùng của sân đối phương so với bóng và cầu thủ đối phương thứ hai. Lưu ý là trong trường hợp này, cầu thủ đối phương thứ nhất sẽ được quy định là thủ môn.
Lúc này nếu đồng đội chuyền bóng, chạm bóng mà họ tham gia một cách tích cực hoặc cản trở đối thủ thì sẽ được tính là phạm luật việt vị ngay lập tức. Khi cầu thủ vi phạm lỗi việt vị ở đâu thì đội đối phương sẽ được quyền hưởng quả đá phạt gián tiếp ngay tại đó.
Tình huống không phạm lỗi việt vị bóng đá
Thông thường, nếu cầu thủ đứng ở phía sân của đội mình và ngang hàng với cầu thủ đối phương thứ hai cùng hai cầu thủ cuối cùng của đội mình thì sẽ không thuộc vào vị trí việt vị. Lúc này họ có thể tự do tranh bóng và chuyền bóng.
Bên cạnh đó, cho dù cầu thủ đứng ở vị trí việt vị nhưng nhận hay tác động bóng trực tiếp từ quả phát bóng, quả ném biên hay phạt góc đều thì trọng tài sẽ không tính là lỗi việt vị.
Ví dụ cụ thể về luật việt vị bóng đá
Muốn hiểu rõ hơn về luật việt vị, chúng ta hãy cùng phân tích một số trường hợp cụ thể. Ví dụ, khi một tiền đạo nhận được đường chuyền vượt tuyến của đông đội và đang đối mặt với khung thành trống. Nếu phía sau anh ta chỉ có một hậu vệ đối phương thì rõ ràng tiền đạo này đã rơi vào tình huống việt vị. Lý do đó là vì tiền đạo có quá nhiều không gian lẫn thời gian để dứt điểm và điều này không công bằng khi hậu vệ đối phương không có cơ hội nào để ngăn chặn.
Kết luận
Như vậy có thể thấy rằng, lỗi việt vị không chỉ là những quy định đơn giản mà còn là một phần không thể thiếu trong nghệ thuật chơi bóng đá, góp phần không nhỏ vào sự cân bằng của bộ môn thể thao vua. Đừng quên đăng ký 33WIN để cập nhật thêm các thông tin bổ ích khác về lĩnh vực bóng đá và nhiều sân chơi cá cược khác nhé!